Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Cách chèn được hình chụp, scan vào Creo(Pro/E)

Để chèn được hình chụp,scan vào Creo(pro/e) thực hiện các bước như sau:
Đối với phiên bản Pro/E  chúng ta chèn như sau:
Bước 1: Insert / Style 
p1
Bước 2: Trong môi trường Style chọn Trace Sketch
p2
Bước 3: Bảng Trace Sketch xuất hiện lúc này chúng ta chọn mặt phẳng để chèn hình chung ta cần như Front, Right,Top. Khi chúng ta pick chọn mặt phẳng dderd chèn hình bảng Open xuất hiện lúc này chọn đường linh tới thư mục mà bạn để hình cần chèn , khi đã chọn được hình pick Open
p3
p4
Bước 4: Hiệu chỉnh các thông số hiện thị cho hình vừa chèn vào 
p5
Các hình còn lại chúng ta chọn mặt phẳng còn lại giống như trên
p6
Sau đó thoát khỏi môi trường Style để qua môi trường Part và đến đây chúng ta bắt đầu vẽ, thiết kế dựa trên các hình chụp đã chèn vào.
p7

Đối với phiên bản Creo chúng ta chèn như sau:
Bước 1: View / Model Display / Images 
ph1

Bước 2: Images / Add import an image file 
ph2

Bước 3: Chọn mặt phẳng chèn hình / Xuất hiện hộp thoại Open / Chọn hình cần chèn / Open 
ph3

Bước 4: Hiệu chỉnh hiện thị 
ph4
Tương tự chèn các hình còn lại như trên
ph5
Bước 5: Thoát khỏi Images và bắt đầu vẽ, thiết kế.
ph7

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Thủ thuật AutoCAD





1-Lệnh PUrge
Command : PU
Công dụng : dùng để lọc bỏ nhưng layer, style không dùng đến làm nhẹ bản vẽ đi rất nhiều , có khi là 1/2 dung lượng bản vẽ, rất tiện để sao chép qua ổ đĩa ( nhẹ hơn thì chép sẽ nhanh hơn ), tăng tốc độ đọc cho máy.

2-Lệnh Fillet với R = 0.
Command: F
Công dụng: Nối nhanh 2 đường thẳng (chưa cắt nhau nó chỉ thực sự cắt nhau khi chúng ta kéo dài các đường đó ra )và cắt bỏ đi các phần thừa
sử dụng lệnh find và replace để thay đổi và chỉnh sửa vằ bản trong cad một cách nhanh chóng.
ngoài ra Trong cửa sổ hoạt động của Find & Replace cònc ó phần "zoom to" để zoom đến vị trí Text tìm thấy, như vậy khi làm việc với số lượng bản vẽ nhiều, chúng ta sẽ có thể tìm ngay đến vị trí bản vẽ cần (VD: M.Bằng, Mặt cắt . . . ) - Chiêu này rất quan trọng và phổ biến trong công tác "Trắc địa, bản đồ" để tìm số thửa, số diện tích . . . Với các bác điện thì có thể dùng để tìm nhanh các "Ghi chú" trên bản mạch vừa thiết kế


3-Mẹo tạo block: Ctr+C, sau đó dùng lệnh PasteBlock
Nếu bạn muốn tạo một anonymous block (là block không có tên) trong bản vẽ bạn chỉ cần copy các đối tượng mà bạn muốn tạo block bằng cách dùng tổ hợp phím Ctr+C, sau đó dùng lệnh PasteBlock.
Với block tạo bằng phương pháp này, bạn không cần phải quản lý block (thật ra là không quản lý được). Khi bạn xóa đối tượng này, ACAD tự động Purge các anonymous block ra khỏi block table sau mỗi lần mở file.

4-Tham số của Zoom: ZOOMFACTOR = 100
Mặc định, tốc độ zoom trong AutoCAD là khá thấp, trong khi bà con nhà ta zoom nhiều hơn vẽ. Mà zoom chậm thì khó chịu. Cho nên dùng lệnh sau đây để tăng tốc tối đa (lệnh này không liên quan đến tăng tốc đồ họa của phần cứng nhỉ )
ZOOMFACTOR = 100
(100 là maximum rồi )
5-Khi muốn làm tươi lại bản vẽ bằng lệnh REgen:
dùng để cập nhật các thiết lập về đường nét hoặc hiển thị, chẳng hạn khi ta đã đặt display resolution là 2000 thay cho 100 trước đó, đường tròn và các nét cong sẽ mượt mà hơn nhưng nhìn trên bản vẽ mà ta vẫn thấy không có thay đổi gì thì ta dùng lệnh Regen, sau lệnh này ta sẽ thấy những thay đổi hiện rõ ràng.

6-Chỉ số trên và chỉ số dưới
Muốn đánh Text trong Autocad mà có mũ trên hoặc dưới thì dùng lệnh gì?
Ví dụ H2SO4
Lệnh MTEXT.
Bạn muốn dùng để viết chữ trên đầu, bạn cho ký tự mũ (^) vào cuối.
Bạn muốn dùng để viết chữ dưới chân, bạn cho ký tự mũ (^) vào đầu đoạn.
Sau đó tô xanh đoạn mà bạn muốn viết kèm cả ký tự mũ, rồi nhấn vào phím a/b trên thanh công cụ mtext.

7-Sử dụng lệnh MAtch để gán thuộc tính các đối tượng.
để thuận tiện trong việc thay đổi các đối tượng sẽ rất là khó khăn khi ta thực hiện bằng các thao tác cơ bản (modiy).điều này sẽ được giải quyết một cách đơn giản khi ta sử dụng lệnh "ma". đơn giản là lệnh này dùng để gán đối tượng này có thuộc tính giống như đối tượng mà chúng ta chọn trước nó.thật là dễ dàng và thuận tiện đúng không các bạn(thử thực hiện đi sẽ thấy được sự thú vị của nó.

8- Lệnh làm cho nét đứt có khoảng cách nhỏ hay lớn : LTScale --> Enter
rồi sau đó đánh tỉ lệ vào.

9- Lệnh vẽ đường thẳng Command: xline( XL)

10- Lệnh vẽ 2 đường song song
Command: Mline (ML)
Còn nhiều mẹo nữa mình chưa biết hết , nếu ai biết thì post lên cùng chia sẻ nhé.
11-Lệnh Divide (Div)
chia 1 đối tượng đã chọn thành n phần bằng nhau – số n này ta phải nhập ( number of segments ) – sau khi xoá đối tượng đi sẽ thấy các điểm chấm nhỏ là các điểm chia. Rõ ràng để như vậy là không thuận lợi.
Có mẹo nhỏ như sau: Vẽ 1 đoạn thẳng ngắn, tạo nó là một Block bằng tên nào đó. Sau đó đanh Div, đánh tên của Block cần chèn vào, chọn n các đoạn thẳng cần chèn vào và có đầu nằm ở đúng các điểm chia
12-Lệnh Measure
Tạo một loạt các điểm cách đều nhau 1 khoảng nào đó trên một đối tượng là 1 đường Polyline (lệnh này hay dùng khi cắm cọc H trong thiết kế đường hay khi phải vẽ chân taluy, các đường hàn…). Đầu tiên tạo một Block là một đoạn thẳng ngắn có điểm đầu trùng với điểm đầu của đường polyline và vuông góc với đường  Polyline đó (nên để vuông góc cho đẹp). Sau đó gõ ME, gõ tên  Block, chọn khoảng cách giữa các Block,máy sẽ hỏi Align block with object ? Có thể Y hoặc N Enter là xong

13-Lệnh PE
Muốn nối nhiều đường Line, Arc… thành 1 đường Polyline ( và do đó có thể thay đổi chiều dày một cách dễ dàng) ta gõ lệnh: PE, chọn đối tượng cần nối¸Join Enter là xong

14- Lệnh Find (fi): Lệnh tìm kiếm và thay thế trong bản vẽ – Khi bản vẽ quá dày và nhiều đường nét thì lệnh này vô cùng hữu ích để ta tìm hoặc thay thế một đối tượng nào đó – sử dụng như word thôi nhé .

15- Lệnh Quick Select (): Lựa chọn nhanh các đối tượng để thay thế, sửa, đổi layer, dùng cũng dễ như lệnh Find ở trên :>.

16-Lệnh đo chiều dài, chu vi, diện tích, đường bất kì (cong, thẳng)
 Command: LIst => Enter, Chọn đối tượng => Enter

17-Xóa nét trùng nhau trong bản vẽ
Cách 1: Quét chuột vào toàn bộ đối tượng chồng lên nhau rồi giữ “Shift”, tích từng cái vào đối tượng chồng lên nhau khi đến đối tượng cần xoá thì xoá đi, hoặc quét đối tượng và dùng cách: “Ctrl+1″ ở đó có thể chọn từng đối tượng chồng lên nhau.
Cách 2: Dùng lệnh Overkill của Express Tool => Nhanh, gọn ^^
Command: overkill
Select objects:
Menu: Express Tool => Modify => Delete duplicate objects
Select objects:

18-Xoá layer (bao gồm tất cả các đối tượng thuộc layer đó): lệnh LAYDEL

19-Chuyển layer của người khác về layer mình sử dụng: lệnh LAYTRANS

20- lệnh FLATSHOT: Chiếu 3D sang 2D suy biến các đối tượng lên mặt phẳng

21-Lệnh  DELOBJ: Xoá hoặc giữ lại đối tượng 2D sau khi dùng nó để tạo 3D

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Độ nhẵn bóng và cấp chính xác

Độ  nhẵn bóng bề mặt (nhám): được đánh giá qua 2 chỉ tiêu: Sai lệch trung bình Ra và chiều cao nhấp nhô Rz

+ Sai lệch trung bình số học của prôfil Ra, được đo bằng µm. Là trung bình số học các giá trị tuyệt đối của prôfil (hi) trong khoảng chiều dài chuẩn (L). Chỉ tiêu Ra thường dùng để đánh giá độ nhám bề mặt cấp 5 đến cấp 11.
+ Chiều cao trung bình của prôfil Rz, µm. Là trị số trung bình của tống các giá trị tuyệt đối của chiêu cao 5 đỉnh cao nhất (ti) và chiều sâu của 5 đáy thấp nhất (ki) của prôfil trong khoảng chiều dài chuẩn (L). Chỉ tiêu Rz thường dùng để đánh giá độ nhám bề mặt cấp 1 đến cấp 5 và cấp 13, 14.
Tiêu chuẩn Việt Nam chia độ nhẵn bề mặt ra làm 14 cấp độ như bảng 1 dưới đây, trong đó cấp 14 là cao nhất (bề mặt nhẵn bóng nhất).
Bảng 1: Các cấp độ nhẵn bề mặt
Chất lượng bề mặt
Cấp độ nhẵn
Ra (µm)
Rz (µm)
Chiều dài chuẩn l
Thô
1
2
3
4
80
40
20
10
320
160
80
40
82,5
Bán tinh
5
6
7
5
2,5
1,25
20
10
6,3
250,8
Tinh
8
9
10
11
0,63
0,32
0,16
0,08
3,2
1,6
0,8
0,4
0,25
Siêu tinh
12
13
14
0,04
0,02
0,01
0,2
0,08
0,05
0,08
Các chữ số đậm được khuyến cáo nên dùng trong khi kiểm tra
Độ chính xác gia công: là mức độ chính xác đạt được khi gia công so với yêu cầu thiết kế. Trong thực tế độ chính xác gia công được biểu thị bằng các sai số về kích thước, sai lệch về hình dáng hình học, sai lệch về vị trí tương đối giữa các yếu tố hình học của chi tiết được biểu thị bằng dung sai. Độ chính xác gia công còn phần nào được thể hiện ở hình dáng hình học lớp tế vi bề mặt. Đó là độ bóng hay độ nhẵn bề mặt, còn gọi là độ nhám.
Cấp chính xác: Cấp chính xác được qui định theo trị số từ nhỏ đến lớn theo mức độ chính xác kích thước. TCVN và ISO chia ra 20 cấp chính xác đánh số theo thứ tự độ chính xác giảm dần là 01, 0, 1, 2, …15, 16, 17, 18. Trong đó:
- Cấp 01 ÷ cấp 1 là các cấp siêu chính xác.
- Cấp 1 ÷ cấp 5 là các cấp chính xác cao, cho các chi tiết chính xác, dụng cụ đo.
- Cấp 6 ÷ cấp 11 là các cấp chính xác thường, áp dụng cho các mối lắp ghép.
- Cấp 12 ÷ cấp 18 là các cấp chính xác thấp, dùng cho các kích thước tự do (không lắp
ghép).
Bảng quy đổi giữa cấp chính xác, cấp độ bóng và Rz, Ra:


Chú ý: Cần phân biệt độ nhẵn, độ nhẵn bóng với độ bóng… độ nhẵn là độ nhấp nhô trên bề mặt, còn độ bóng là độ sáng của bề mặt, nếu bạn không mài kỹ để cho nhẵn thì sau khi đánh bóng sẽ lộ hết các vết sước trên bề mặt khi đó bề mặt có bóng nhưng không nhẵn.


Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Tạo Mẫu Nhanh


Quy Trình cơ bản:
Mặc dù có nhiều kỹ thuật tạo mẫu nhanh tồn tại nhưng tất cả đều sử dụng một quy trình gồm 5 bước cơ bản. Các bước thực hiện:


  1. Tạo mô hình CAD 3 chiều
  2. Chuyển đổi mô hình CAD sang định dạng STL
  3. Cắt file STL thành những tiết diện theo thứ tự trên trục Z
  4. Xây dựng mô hình (một) lớp trên đỉnh của lớp trước đó
  5. Làm sạch và hoàn thành vật thể


Tạo mô hình CAD (CAD Model Creation): Trước tiên, đối tượng được mô hình hóa bằng cách sử dụng một thiết kế với sự trợ giúp của máy tính, lập mô hình khối rắn bằng các phần mềm như: Solidworks, ProE,.. Các nhà thiết kế có thể sử dụng một tập tin CAD có từ trước hoặc tạo mới theo mục đích tạo mẩu. Quá trình này giống hệt nhau đối với các loại kỹ thuật RP khác nhau.

Chuyển đổi sang định dạng STL (Conversion to STL format): Các phần mềm  3D khác nhau sử dụng thuật toán khác nhau để thể hiện vật thể rắn (Solid part), để thiết lập tính thống nhất - định dạng STL (stereolithography) đã được áp dụng như là tiêu chuẩn của ngành công nghiệp tạo mẫu nhanh. Định dạng này là quỹ tích của các mặt tam giác phẳng lắp ráp liên tục với nhau thể hiện bề mặt của vật thể trong không gian ba chiều. Do định dạng STL sử dụng các yếu tố mặt phẳng (planar triangles) nên nó không thể hiện bề mặt cong một cách chính xác. Tăng số lượng mặt tam giác có thể cải thiện độ mịn của bề mặt cong nhưng bù lại dung lượng file sẽ tăng. Các chi tiết lớn, phức tạp sẽ cần nhiều thời gian cho khâu tiền xử lý và xây dựng định dạng STL. Do đó, người thiết kế phải cân nhắc giữa yếu tố thời gian, dung lượng file và độ chính xác để có được một file STL hữu ích.

Cắt file STL (Slice the STL file): trong bước này, một chương trình tiền xử lý file STL sẽ được xây dựng, một sô chương trình có sẵn và hầu hết cho phép người dùng điều chỉnh kích thước, vị trí và hướng đặt để mô hình

Xác định hướng đặt là quan trong với nhiều lý do: 
- Tính chất của mẫu tạo thành sẽ thay đổi tương đồng với phương hướng đặt để. Ví dụ: mẩu sẽ yếu hơn và ít chính xác hơn theo phương Z so với phương XY
- Hướng đặt mô hình quyết định thời gian xây dựng mô hình. Vì thế nên đặt phương ngắn nhất của vật thể theo hướng Z của thiết bị để giảm số lượng các lớp do đó rút ngắn thời gian xây dựng mô hình.
- Mổi lát cắt (layer) có bề dày dao động từ 0.016mm đến 0.7mm tùy theo công nghệ khác nhau. Hiện tại, công nghệ Polyjet của Objet/Stratasys có thể đạt bề dày lớp cắt 0.016mm
Chương trình cũng đồng thời tạo ra một cấu trúc phụ trợ để hổ trợ các mô hình trong quá trình xây dựng (gọi là vật liệu support). Nó hổ trợ hữu ích cho các tính năng của mô hình như: phần nhô ra không chân (beam); lỗ hỗng bên trong và phần vách mỏng. Mổi nhà sản xuất máy Print 3D cung cấp độc quyền phần mềm của riêng mình.

Xây dựng mô hình (Layer by layer): đây là bước chủ đạo của quy trình tạo mẩu, nó sử dụng một trong những kỹ thuật khác nhau (RP techniques) (Sẽ mô tả chi tiết trong bài viết sau). Hệ thống xây dựng từng lớp vật liệu từ: polyme, dung dich nhựa lỏng, giấy, kim loại bột ... Hầu hết là tự động, ít có sự can thiệp của con người.

Làm sạch và kết thúc: đây là bước cuối cùng của quy trình, bước này liên quan đến việc loại bỏ các phần từ phụ trợ (có đề cập ở bước số 3). Nguyên mẩu có thể yêu cầu phải làm sạch và xử lý bề mặt bằng phương pháp: đánh nhám, Sơn phủ để cải thiện hình dạng và độ bền của nó.

Scan 3D + Reverse Engineering

Một số sản phẩm điển hình của 3DPS:

1. Bông gang: Scan 3D + Reverse Engineering (RE) --> Xuất file Solidworks









2. Khay nhựa: Quét 3D + Xử lý file STL + RE --> Xuất file parasolid



















3. Đầu xe wave 110: Scan 3D + Thiết kế ngược --> Xuất file Solidworks
4. Khuôn tựa lưng ghế: Scan 3D khuôn tại nhà máy của khách hàng + RE đạt độ chính xác cao --> Xuất file ProE
5. Kính lặn: Quét mẩu 3D + Thiết kế ngược --> Xuất file STEP
6. Ghế trẻ mẫu giáo: 3D Scan + Redesign --> Xuất file IGS
7. Đế giầy: Scan 3D + 3D modeling --> STEP
8. Cánh quạt: Scan 3D + redesign --> IGS

CAD to STL

   Định dạng STL đã trở nên quen thuộc với CAD user, trên thị trường đang từng bước xuất hiện rất nhiều thiết bị đầu cuối sử dụng STL như một điều kiện cần có của dữ liệu đầu vào. Rất nhiều phần mềm CAD trên thị trường đều có thể export định dạng STL.
   Tuy nhiên, tùy theo mổi phần mềm - tùy theo giá trị khai báo ban đầu mà chất lượng của dữ liệu STL sẽ khác nhau, thậm chí bị lỗi. Điều này ảnh hưởng đến kết quả của khâu phía sau. 
   Để có dữ liệu STL tốt nhất, ta nên thực hiện đúng quy trình sau:


1. Solidworks:




  • File > Save As
  • Set Save As Type to STL
  • Options > Fine > OK
  • Save
  • STL settings: How to change STL settings
  • File > Save As
  • STL > Options
  • For a smoother STL file, change the Resolution to Custom
  • Change the deviation to 0.0005in (0.01 mm)
  • Change the angle to 5 (Smaller deviations and angles will produce a smoother file, but the file size will get larger)

2. Pro / Engineer:

  • File > Export > Model
  • STL
  • Set chord height to 0. The field will be replaced by minimum acceptable value.
  • Set Angle Control to 1
  • OK

3. Catia:


  • Select STL command
  • Maximum Seg to 0.015mm
  • Select the model and > select Yes
  • Select Export > type File name > OK

4. IronCAD


  • Right Click on the part
  • Part properties > Rendering
  • Set Facet Surface smoothing to 150
  • File > Export
  • Choose .STL

5. Rhino



  • File > Save As
  • Select File Type to STL
  • Select File Name > Save
  • Select Binary
  • Select Detail Controls from Mesh Options
  • Max Angle = 20, Max aspect ration = 6, Min edge Length = 0.0001
  • OK

6. UGS NX



  • File > Export > Rapid Prototyping
  • Output type: Binary
  • Triangle & Adjacency Tolerance: 0.015 mm
  • Set Auto normal Gen to ON
  • Set Normal Display to ON
  • Set Triangle Display to ON
  • File Header Information: Press OK
  • In case a error messages "Negative coordinates found" appears, it can be ignored

7. Solid Edge


  • Open Model & select File > Save As
  • Select File type as STL
  • Options > conversion tolerance to 0.015 mm
  • Surface Plane Angle > 45°
  • Select Binary type and OK
  • Name & Save STL file

8. AutoDesk Inventor



  • Go to the File menu, then select the ‘Save Copy As’ option
  • Select STL from the Types drop-down
  • Click the Options button, and choose the High detail level
  • Click the Save Button

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites