Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Phần mềm Pro Engineer

Tồng quan về pro engineer.
Pro Engineer(Pro/E) là phần mềm của hãng Prametric Technology Corp. Đây là phần mềm thiết kế cơ khí phục vụ chủ yếu cho ngành chế tạo máy như khuôn mẫu, thiết kế máy theo tham số, là phần mềm tiên phong và được ưa chuộng nhất của dân cơ khí đặc biệt là ngành chế tạo máy. 
Cho đến ngày nay pro engineer trải qua các phiên bản như: Pro/engineer2000i, Pro/engineer2001, Pro/engineer Wildfire2.0, Pro/engineer Wildfire3.0, Pro/engineer Wildfire4.0, Pro/engineer Wildfire 5.0, Creo Elements/pro5.0, Creo Prametric 1.0, Creo Prametric 2.0 
Đây vẫn là phần mềm mạnh mẽ và linh hoạt và dẽ sử dụng nhất và được minh chứng là có đến 75% người sử dụng. Với tính năng rất mạnh trong lĩnh vực CAD/CAM/CAE, Pro/Engineer phục vụ rất tốt cho ngành cơ khí khuôn mẫu (thiết kế khuôn mẫu và gia công khuôn mẫu) như khuôn dập, khuôn rèn, khuôn nhựa…
Pro Engineer có một lợi thế là giá rẻ, dễ học thiết kế linh hoạt và dễ sử dụng, mô phỏng phân tích động học phong phú, phân khuôn đa dạng, lập trinh gia công dễ và cực kì ổn định nên đã chiếm lĩnh các thị trường hạng trung và cao.(Pro/E) là hệ thống nhiều module liên kết chặt chẽ với nhau giúp cho Pro Engineer trở thành một phần mềm CAD/CAM/CAE rất mạnh, có khả năng mô hình hóa các chi tiết phức tạp như các loại máy xúc, máy đào đất, ô tô, khuôn mẩu các biên dạng vỏ tàu thủy… khả năng lắp ráp lớn và rất tối ưu trong thiết kế. Engineer đã chinh phục được hầu hết dân cơ khí việt nam nhất là trong lĩnh vực khuôn mẫu, thiết kế máy củng như gia công cơ khí chính xác và khó lòng có một phần mềm nào sánh kịp.
Pro Engineer được chia ra làm nhiều modun nhưng chủ yếu vẫn là năm phần chính sau:
  • Phần thiết kế(part): Pro – Engineer giúp chúng ta thiết kế ra các chi tiết máy, sản phầm theo mẫu hoặc phác họa theo những ý tưởng của ngừơi thiết kế.
  • Phần lắp ráp Assembly: giúp các nhân viên thiết kế láp ráp lại các chi tiết máy hoặc các chi tiết khuôn đã được thiết kế lại thành các cụm chi tiết hay các bộ máy hoặc bộ khuôn và mô phỏng hoạt động của chúng.
  • Phần tách khuôn(mold cavity): Giúp ta tách( tạo) khuôn cho các chi tiết hay sản phẩm mà chúng ta muôn đúc, ép nhựa.
  • Phần gia công(Nc Assembly): Giúp chúng ta gia công băng CNC lại các chi tiết máy, chi tiết khôn mà chúng ta đã thiết kế.
Đối tượng tham gia Khóa học Pro Engineer
  • Học viên biết sử dụng Windows.
  • Sinh viên các chuyên ngành kỹ thuật, cơ khí, cơ khí chế tạo máy… cần kỹ năng sử dụng thành thạo phần mềm Pro Engineer phục vụ cho việc học và làm việc.
  • Người đang đi làm cần bổ sung, chuẩn hóa kiến thức, tăng khả năng hoàn thiện và thăng tiến trong nghề nghiệp. Người muốn thay đổi nghề
  • Tốt nhất đã học qua phần mềm AutoCAD (không bắt buộc).
Một số hình ảnh được thiết kế trên Pro Engineer 5.0










=================================
Lê Nhân
Email: hoainhan505@gmail.com
=================================
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------













Phần mềm Solidworks

Dạy kèm phần mềm Solidworks - thiết kế khuôn mẫu ngành cơ khí
Phần mềm SOLIDWORKS (SW):
-là 1 phần mềm đang từng bước chiếm lĩnh trên thị trường ngành thiết kế cơ khí hiện nay,với cách sử dụng đơn giản nhưng khá năng xử lý cực mạnh,cộng thêm nhiều môđun hỗ trợ cho nhiều công việc khác nhau,nên hiện nó đang được áp dụng trong hầu hết các công ty của Nhật,mỹ...,và đa số các công ty VN sau này đều mua bản quyền và chuyển sang sử dụng SW do giá thành rẻ và hiệu suất mang lại khá cao.Sau dây là 1 số chức năng chính của SW:

+thiết kế các chi tiết từ đơn giản đến phức tạp (lĩnh vực cơ khí,xây dựng,robot,điện tử,mỹ thuật...)
+Lắp ráp,mô phỏng chuyển động
+Phân tích lực,kết cấu...
+Nhiều môđun hỗ trợ cho việc thiết kế khuôn mẫu,và lập trình gia công CNC

-Sau đây là 1 số mẫu thiết kế ứng dụng Solidworks:
Nón bảo hiểm


Chi tiết xe Wave
Dạy kèm phần mềm Solidworks - thiết kế khuôn mẫu ngành cơ khí

Ghế nhựa:
Dạy kèm phần mềm Solidworks - thiết kế khuôn mẫu ngành cơ khí

=================================
Lê Nhân
Email: hoainhan505@gmail.com
=================================
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Ứng dụng của các phần mềm CAE

1) CAE là cái gì?
Chắc có lẽ trong các bạn trẻ mới đụng vào thế giới CAD/CAM/CAE sẽ cảm thấy là một cái gì vĩ đại, đáng sợ còn hơn cả CAD. Thực ra cũng chẳng có gì ghê gớm cả. Trong bài viết này tôi xin mô tả một cách đơn giản khái quát về CAE. 
CAE là thuật ngữ viết tắt của cụm từ "Computer Aided Engineering".
Vậy CAD và CAE khác nhau ra sao và CAE dùng để làm cái gì ? 
Tôi xin đưa ra một ví dụ đơn giản nhất cho dễ hiểu. Đó là tấm cản đằng trước của xe hơi. Ngày trước chưa có kỹ thuật CAE thì mấy thợ gò , làm khuôn cứ theo cái mẫu của họa sĩ vẽ sẵn làm theo, miễn gắn lên xe thấy nó đẹp là được rồi, không cần biết nó nặng nhẹ, rủi bị tông lộn có bể hay không bể , chết người hay không chết thì họ cũng không cần biết. Mức độ vẽ cái xe như vậy với sự trợ giúp của computer chỉ ngừng ở lãnh vực của CAD. 
Muốn chế chiếc xe có cái cản an toàn thì phải thực nghiệm, tính toán ứng lực, tính độ xung kích, tính hệ số an toàn v.v...Vậy thì chúng bắt đầu đi vô thế giới của CAE. 
Ngày xưa chưa có Computer thì các kỹ sư chế vài chục cái đủ kiểu cho nó va đập để làm thực nghiệm va đập, xung kích xong rồi lựa cái còn "sống sót" ít thương tích nhất gắn vô xe. Sau này cao hơn một chút khi khái niệm FEM ra đời thì kỹ sư tính toán bằng tay, nhưng rồi cũng phải chế thật nhiều để lựa ra được cái tốt nhất, vì cái cản mà ngồi tính tay để tìm cho ra các thông số tối ưu thì tính xong một cái cũng mất vài năm. Thành ra cái thời gian và chi phí làm khuôn, làm thử nghiệm, thực nghiệm rất dài và rất đắt đỏ. Thữ chừng chục cái mới lựa ra được một cái như vậy thì công ty cũng "méo mặt" vì tiền nghiên cứu. Để tránh bớt những thực nghiệm lãng phí tiền bạc và thời gian thì người ta phải dựa vào CAE để tìm phương pháp tối ưu gần thực tế nhất.

Như vậy có thể tóm tắt công dụng của CAE là làm các thực nghiệm, tính toán, mô phỏng để tìm phương pháp thiết kế tối ưu nhất , giá rẻ nhất , thời gian nhanh nhất trên máy tính dựa trên các thuật toán FEM.
Khoảng 25 năm trước khi mà kỹ thuật CAD 3D chưa mạnh như bây giờ thì người dùng ngôn ngữ C hay Fortran để giải các bài toán FEM thì cần thiết phải có những kỹ sư chuyên môn về CAE để đọc các trị số trong kết quả mà máy tính đưa ra để phân tích. Gần đây với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật CAD 3D , nhất là ứng dụng của kỹ thuật Solid Modelling thì không cần đến các kỹ sư CAE chuyên môn, các kỹ sư bình thường cũng có thể nhìn , xem kết quả dự đoán các mô phỏng tính toán bằng mắt trên màn hình máy tính. Mặc dầu vậy những bài toán khó như giải tích va đập , xung kích , biến hình lớn thuộc hệ phi tuyến tính cấu tạo giải tích thì vẫn còn cần các kỹ sư CAE chuyên môn để phân tích.

2) Các bước để thao tác CAE đối với một kỹ sư thiết kế 
1. Thu thập thông tin : Thu thập các thông tin liên quan đến điều kiện thiết kế như Cường độ, không gian, Cơ năng v.v..
2. Xử lý thông tin: Xử lý ,sàng lọc các thông tin , điều kiện ràng liên quan đến sản phẩm thiết kế để tìm ra hướng giải pháp và mục tiêu thiết kế. 
3. Đưa ra ý tưởng: Đưa ra ý tưởng gần với cấu tạo của sản phẩm nhất. Trong trường hợp này thì chưa cần đến bước vào thao tác CAD vội, bạn chỉ cần vẽ khái quát ý tưởng trên giấy. 
4. Chỉnh lý ý tưởng , dự đoán hiện tượng xảy ra trong quá trình phân tích để đi đến quyết định nội dung phân tích: Bạn tự lập một bảng phân tích và cho điểm về các yếu tố cấu thành sản phẩm thiết kế trong các ý tưởng của bạn như Tính năng, phẩm chất, giá thành, tính sản xuất v..v . Sau đó lọc ra ý tưởng nào điểm cao nhất thì xử lý trước , cái nào điểm ít hơn thì xử lý sau. Từ đó bạn có thể dự đoán tìm ra các khuyết điểm của sản phẩm dự định thiết kế. 
5. Dùng CAD để design sản phẫm theo ý của bạn hay của khách hàng. 
6. Bắt đầu bước vào CAE. Có 3 bước :
* Pre-processing – Dùng preprocessor để soạn những thông số cần thiết để giải tích, định nghĩa các phần tử hữu hạn trong model và các thông số vùng biên, các thông số hoàn cảnh (enviromental factor) v.v.. 
* Analysis solver – Thựic hành solver để simulation
* Phân tích hình ảnh hoặc các trị số do kết quả đưa ra từ Post-processing 

3) Thủ pháp giải tích CAE
Có 3 thủ pháp giải tích CAE là 
1) Hửu hạn yếu tố pháp (Finite Element Method, FEM)
2) Hữu hạn sa phân pháp ( Finite difference method; FDM)
3) Biên giới yếu tố pháp. (Boundary element method; BEM)


4) Các lãnh vực ứng dụng CAE và các phần mềm CAE chuyên dụng
Các lãnh vực ứng dụng của CAE là Cơ khí công học, Điện cơ, Điện tử, Kiến trúc... Tùy theo mỗi ngành mà ứng dụng của CAE và phần mềm chuyên dụng khác nhau .Dưới đây là tên các phần mềm CAE chuyên dụng để giải tích cho từng ngành
(Phần trong ngoặc là tên các phần mềm, các bạn cần tham khảo). 

Cấu tạo giải tích ( Giải tích kết cấu) ..... ( MSC.Nastran, ANSYS, ABAQUS, Amps, Mpact, CATIA Analysis, MSC.SIMDESIGNER, NX, ADVC) 
Giải tích ứng lực ..... (MSC.SIMDESIGNER,MSC.Fatigue, ANSYS, CATIA Analysis, Amps, Abaqus) 
Giải tích dao động, chấn động ..... (Abaqus, ANSYS, MSC.Nastran, CATIA Analysis, NX) 
GIải tích âm hưởng ..... (LMS/VirtualLab.Acustics, Auto-SEA, ANSYS) 
Giải tích xung kích , va đập ..... (Pam-Crash, LS-DYNA, ABAQUS, RADIOSS, Amps) 
Giải tích lưu thể .... (FLUENT, STAR-CD, FLOW-3D, FloWizard, STRAEM, PHOENICS, Pam-Flow, DYNAFLOW, ANSYS CFX, NX) 
Giải tích điện từ trường .... (PHOTO-Series, MagNet6, JMAG-Studio, Pam-Cem, ANSYS) 
Giải tích cơ cấu ..... (MSC.ADAMS, LMS Virtual.Lab Motion, LMS DADS, FunctionBay RecurDyn, NX) 
Giải tích về điện áp ..... (ANSYS) 

Đặc biệt trong lãnh vực chế tạo khuôn được ứng dụng rất nhiều. 

Khuôn nhựa (3DTIMON, PLANETS, Moldflow, SimpoeMold) 
Khuôn dập (Pam-Stamp, JSTAMP-Works, Autoform, Dynaform, Hyperworks) 
Khuôn đúc (MAGMASOFT, Procast, ConiferCast, JSCAST, ADSTEFAN, CAPCAST, Pam-Cast, AnyCAST) 
Khuôn gỗ tạo hình khuôn cát (ArenaFlow) 
Khuôn rèn (MSC.SuperForge, DEFORM, FORGE3) 
(nguồn Meslab)

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Phần mềm Hyperworks

Ứng dụng phần mềm Altair Hyperworks trong thiết kế khuôn dập tấm

1. Giới thiệu
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thiết kế khuôn dập cho các sản phẩm tấm kim loại bởi việc thiết kế có những đặc thù riêng, liên quan nhiều đến việc nghiên cứu biến dạng dẻo. Để vượt qua khó khăn này, nhiều doanh nghiệp đã đi thuê hoặc mua khuôn từ Trung Quốc. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất của công ty cũng như bí mật về sản phẩm mới và giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
Việc tính toán thiết kế khuôn dập tấm mới chỉ bắt đầu từ vài năm trở lại đây và chỉ căn cứ vào kinh nghiệm theo các chi tiết dập thông thường khác. Sau khi hoàn chỉnh thiết kế công nghệ sẽ thực hiện gia công chế tạo khuôn, dập thử, hiệu chỉnh, sửa khuôn. Quá trình dập thử và hiệu chỉnh này thường phải lặp đi lặp lại nhiều lần và không tránh khỏi tổn thất về thời gian cũng như kinh phí.

Trong thời gian gần đây, sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ vào công nghiệp ôtô Việt Nam với mong muốn nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm khung, vỏ xe đã đặt ra cho các nhà kỹ thuật phải nâng cao trình độ chuyên môn và áp dụng hướng nghiên cứu công nghệ mới nhằm giảm chi phí sản xuất vỏ xe, rút ngắn thời gian thiết kế, chế tạo thử, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, nghiên cứu phương pháp mô phỏng số quá trình dập tạo hình, ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế tính toán nâng cao độ chính xác công nghệ và khuôn với sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm chuyên dụng được xem là hướng đi đúng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Căn cứ vào kết quả mô phỏng số sẽ xác định được qui trình công nghệ tối ưu như số lần dập tạo hình, các thông số công nghệ của quá trình biến dạng như lực dập, lực chặn, ma sát và sẽ có được kích thước hình học, biên dạng của dụng cụ gia công một cách hợp lý.
Dưới đây là một mô hình so sánh về thời gian phát triển sản phẩm giữa hai phương pháp: Phát triển sản phẩm truyền thống không có ứng dụng của phần mềm phân tích mô phỏng tính toán CAE (Computer Aided Engineering) (hình 1-a) và có ứng dụng phần mềm phần mềm CAE, hình 1-b). 

Hiện nay, hầu như các nhà sản xuất khuôn dập chưa sử dụng một giải pháp phần mềm nào đó để thực hiện tất cả các công việc từ thiết kế, phân tích tính toán cho đến gia công hoàn thành bộ khuôn dập. Phần mềm CAD (Computer Aided Design) – CAM (Computer Aided manufacturing) thì phổ biến, phần mềm CAE không thông dụng. Chính vì vậy, việc khai thác, ứng dụng phần mềm CAE trong việc tính toán, mô phỏng và tối ưu sản phẩm là điều rất cần thiết.
Để giúp các doanh nghiệp có thể tự chủ được trong việc thiết kế khuôn cho các sản phẩm tạo hình tấm kim loại, bài viết này xin giới thiệu phần mềm Hyperworks của hãng Altair như một giải pháp tổng thể, hoàn chỉnh cho mô phỏng và thiết kế khuôn cho các sản phẩm tấm kim loại. Với 
Hyperworks  việc xác định lực dập hay lực tạo hình biến dạng, kích thước và hình dạng của phôi, bước dập tạo hình để loại bỏ các khuyết tật như nhăn, rách, biến mỏng của tấm kim loại được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, Hyperworks còn hỗ trợ thiết kế khuôn tạo hình. 
2. Quy trình thực hiện mô phỏng tạo hình tấm kim loại với Hyperworks
Giao diện trực quan của Hyperworks giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận và tiến hành mô phỏng cũng như thay đổi các thông số hay điều kiện tạo hình biến dạng. Từ đó tìm ra được điều kiện dập tối ưu nhất.


Ngoài ra, quá trình thực hiện mô phỏng có thể được tạo ra dưới dạng template (mẫu) giúp nhanh chóng thực hiện mô phỏng biến dạng trên các chi tiết có hình dạng tương tự.
Để thực hiện mô phỏng tạo hình, người dùng chỉ cần nhập (import) mô hình hình học của sản phẩm, chia lưới phần tử, chọn vật liệu, điều kiện dập vào 
Hyperworks  gửi thông số cho bộ giải (solver) của phần mềm rồi nhận kết quả mô phỏng.

Hyperworks sẽ xác định:
- Lực cần thiết để tạo hình biến dạng sản phẩm.
- Hình dạng và kích thước phôi tối ưu để dập và tạo hình.
- Tối ưu việc sắp xếp phôi trên dải băng kim loại, hạn chế lãng phí vật liệu.
- Mô phỏng lại quá trình dập tạo hình, trường phân bố biến dạng, ứng suất, chiều dầy cũng như    vùng biến mỏng, biến dầy trên chi tiết cần tạo hình.
- Hỗ trợ thiết kế khuôn tạo hình cho chi tiết cho các bước dập khác nhau.
- Xác định ứng suất, biến dạng trên khuôn dập và tối ưu hoá kết cấu khuôn.
- Nắm bắt và ghi lại quá trình mô phỏng để ứng dụng trên các sản phẩm khác. 
Có thể thấy rằng, hầu hết các khó khăn về tạo hình tấm kim loại đều được Hyperworks trả lời. 

3. Về phần mềm Hyperworks và lợi ích của việc ứng dụng 
Altair HyperForm là phần mềm hoàn chỉnh cho mô phỏng quá trình biến dạng tấm kim loại trên cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn. Với môi trường hướng quá trình đặc trưng, 
Hyperworks giúp người dùng nhanh chóng nắm bắt quá trình tạo hình tấm kim loại. Với Hyperworks  người dùng có thể phát triển và tối ưu hoá quá trình sản xuất với chi phí hiệu quả.

Lợi ích của phần mềm Hyperworks 
Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu: chi phí phần mềm được tiết kiệm đáng kể nhờ cơ cấu bản quyền của phần mềm 
Hyperworks là dựa trên đơn vị HyperWork (HWU). Việc ứng dụng Hyperworks sẽ làm giảm đáng kể thời gian phát triển sản phẩm.
Solver chính xác và tin cậy
Hyperworks được tích hợp solver chính xác nhất cho mô phỏng các bài toán tạo hình tấm kim loại trên thị trường hiện nay (Altair RADIOSS). Với solver này, người dùng có thể nhanh chóng xác định vùng nhăn, rách và xác định kích thước hình dạng phôi trước khi dập từ đó tránh được chi phí liên quan đến khuôn dập, thời gian gia công và vật liệu.
Nắm bắt quá trình dập tạo hình một cách hiệu quả: Môi trường mở trong 
Hyperworks cùng với "kiến thức -knowledge" về tạo hình được tích hợp giúp người dùng ghi lại các quá trình thực hiện mô phỏng dập. Và nhờ đó tăng năng suất người dùng trong thiết lập mô phỏng và tự động hoá quá trình mô phỏng tạo hình các sản phẩm khác nhau.
Giải pháp tổng thể cho tạo hình
Hyperworks mang đến giải pháp tổng thể cho toàn bộ quá trình mô phỏng dập tạo hình với các tính năng linh hoạt như phân tích khả năng tạo hình, thông số hoá việc thiết kế khuôn tạo hình, kiểm tra và tối ưu lại quá trình dập tạo hình, xem kết quả; đáp ứng tối đa yêu cầu của người dùng về dập tạo hình. 

Sản phẩm và giá
Người dùng có thể nghiên cứu tính khả thi của sản xuất chi tiết tạo hình trên cơ sở kết hợp thông tin về sự thay đổi về các yếu tố sau sản xuất như giá thành...
Người thiết kế khuôn tạo hình có thể xây dựng quá trình thiết kế và tạo khuôn tạo hình concept với các thông số đầu vào, chạy phân tích khả năng dập một cách nhanh chóng hoặc tiến hành mô phỏng chi tiết quá trình tạo hình. 
Kỹ sư quản lý quá trình 
có thể đánh giá khuôn tạo hình concept hoặc khuôn ở bước thiết kế cuối cùng bằng cách thực hiện mô phỏng quá trình tạo hình và xác định các vùng nhăn, biến mỏng, đàn hồi ngược và các vấn đề khác liên quan đến sản xuất.

Kỹ sư thử khuôn tạo hình 
có thể trao đổi và nắm thông tin một cách hiệu quả và nâng cao năng suất thử khuôn thông qua những báo cáo chi tiết được tạo tự động từ quá trình phân tích mô phỏng.


(nguồn Neptech)

Chúc các bạn thành công!
=================================
Lê Nhân
Email: hoainhan505@gmail.com
=================================
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần mềm Dynaform

Ứng dụng phần mềm Dynaform trong thiết kế khuôn dập tấm
DYNAFORM là giải pháp hệ thống mô phỏng toàn bộ khuôn dập
DYNAFORM là giải pháp mô phỏng hoàn chỉnh hệ thống khuôn dập. DYNAFORM cho phép  tổ chức việc thử  khuôn qua phần mềm, làm giảm hời gian thử nghiệm, giảm chi phí, tăng năng suất và cung cấp sự tự tin hoàn toàn trong thiết kế hệ thống khuôn dập. Nó cũng cho phép thẩm định thiết kế và nguyên vật liệu cho một giải pháp tối ưu. Tổng hợp các giải pháp hiệu quả nhất và chính xác nhất, DYNAFORM là sự lựa chọn giữa các bước trong khuôn dập liên hợp để phân tích cách sắp xếp hệ thống trong khuôn dập.
Giao diện đơn giản
DYNAFORM bao gồm toàn bộ quá trình hệ thống khuôn dập trong một giao diện đơn giản. Bằng cách mô phỏng từng chi tiết trong giai đoạn thiết kế, DYNAFORM đảm bảo chất lượng  cao nhất và quy trình sản xuất tốt nhất. Hướng dẫn hệ thống cho các kỹ sư thông qua dự toán chi phí, báo giá, thiết kế khuôn dập, mặt phân khuôn và phân tích khả năng biến dạng của vật liệu. Sau đó, trong một môi trường ảo, di chuyển qua quá trình dập bên trong theo từng bước. DYNAFORM mô phỏng cắt và loại bỏ phế liệu và phân tích  toàn vẹn cấu trúc khuôn dập. Cuối cùng, DYNAFORM đánh giá quá trình dịch chuyển phôi  trong hệ thống khuôn dập  và mô phỏng  từng  phần trong quá trình làm việc.
Cơ sở mô hình solid
DYNAFORM cung cấp NURBS dựa trên cơ sổ  bề mặt CAD. Điều này cho phép công nghệ chia lưới trên DYNAFORM để duy trì đầy đủ tính kết hợp tham số trong suốt quá trình mô phỏng. LS-DYNA, bộ giải quyết mạnh mẽ nhất trong các lớp, là động cơ trong DYNAFORM. Cung cấp sức mạnh tính toán rất lớn để hỗ trợ mô hình khó khăn và thức thách để mô phỏng trong một hệ thống khuôn dập, những xử lý mạnh mẽ và công nghệ giải quyết cho phép DYNAFORM đáp ứng nhu cầu của người sử dụng ngày hôm nay và những người trong tương lai.

Giải pháp chính xác nhất và chi phí-hiệu quả nhất
Đây là công cụ quản lí hiệu năng  trong ngành công nghiệp, DYNAFORM cung cấp độ chính xác từng lưới điểm trong từng chi tiết và chìa khoá để giải quyết cho các nhà thiết kế đó là lý do chính mà tất cả các nơi trên thế giới đã chuyển sang dùng DYNAFORM để phân tích chính xác nhất có thể.

MODULES:

BSE Blank Size Engineering
Tính toán phôi  và phế liệu. BSE là dựa trên một thuật toán một bước để tính nhanh. Khả năng hư hỏng phôi biến quá mỏng được phát hiện thông qua một phương pháp đảo ngược. BSE cũng tạo ra một sơ đồ giới hạn (FLD) để xem xét tính khả thi.

DFE Die Face Engineering
Dựa trên thiết kế sản phẩm của một bảng điều khiển, các mô-đun DFE cung cấp khả năng của cả hai: bề mặt CAD và công cụ chia lưới CAE. DFE tương tác tạo ra các mặt chặn, gân chặn, PO đường biên gân chặn  bố trí với sự kết hợp đầy đủ giữa lưới FEA và bề mặt. Một bề mặt khuôn dập ban đầu được tạo ra cho nghiên cứu các khả năng biến dạng hơn nữa với một quá trình lặp đi lặp lại được thực hiện cho đến khi xác nhận bề mặt khuôn

FS Formability Simulation
Các mô-đun FS là một chương trình gia tăng mô phỏng khuôn dập hoàn chỉnh để nhanh chóng tạo ra kết quả khả năng biến dạng ở giai đoạn đầu của chu trình thiết kế sản phẩm. Nó thích hợp cho phân tích tính khả thi thiết kế và xác minh. Kết quả sự kéo nén và độ dày vật liệu này được vẽ ra và sơ đồ giới hạn (FLD)  hình thành đầy đủ được tạo ra. Nó là một công cụ đã được chứng minh cho phát hiện ra khu vực có hư hỏng

DSA Die System Analysis
DSA cung cấp một LS-Dyna dựa trên giải pháp FEA để phân tích các hoạt động hệ thống khuôn dập bao gồm cả việc  phát tán / loại bỏ phế liệu, tính toàn vẹn về cấu trúc khuôn dập và kim loại tấm di chuyển chuyển / sắp xếp. Phát triển thêm các công đoạn cắt tỉa, gấp mép và cuốn mép

Tính nhất quán-eta/DYNAFORM tạo ra một phương pháp thiết kế khuôn dập, nắm bắt được quá trình phát triển. Phát triển công cụ được chuyển từ một kỹ năng cá nhân để một nguồn tài nguyên của công ty. Nó có thể được sử dụng như một công cụ phần mềm trung tâm, nơi bài học kinh nghiệm là nguồn cấp dữ liệu vào thiết kế công cụ tương lai.

Độ tin cậy và độ chính xác  - tự tin thực hiện một cam kết trả trước để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong thời gian của họ và hạn chế chi phí.

Sự hiểu biết-eta/DYNAFORM cho thấy đặc tính vật lý trong kiểm soát quá trình tạo hình. Sự hiểu biết này cung cấp sự đảm bảo để cung cấp công cụ sáng tạo có khả năng hình thành vật liệu độc đáo hoặc hình học - một lợi thế cạnh tranh thực sự

Ít số lượng khuôn--eta/DYNAFORM  tạo điều kiện nhanh hơn, chi phí sản xuất thấp hơn hình thành khả năng cung cấp một mức độ nhanh nhẹn và linh hoạt hơn đối thủ cạnh tranh



Các bạn vào chuyên mục PHẦN MỀM để tải file cài đặt
Hướng dẫn cài đặt có sẵn trong bộ cài
Chúc các bạn thành công!
=================================
Lê Nhân
Email: hoainhan505@gmail.com
=================================
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites